Ngoài lĩnh vực kinh tế, sự thiếu lòng tin còn gây ra nhiều tác hại trong xã hội. Nó làm cho bầu không khí xã hội ngột ngạt, luôn nghi kỵ lẫn nhau và như thế có hại cho cuộc sống của tất cả mọi người. Nó làm cho chi phí duy trì trật tự trị an, chi phí thực thi pháp luật tăng lên, tổn hại cho ngân sách quốc gia.
Chính vì thế, xây dựng lòng tin là một trong số không nhiều việc mà nhà nước và các tổ chức xã hội dân sự phải làm. Tất nhiên, đó cũng là trách nhiệm của mỗi người dân, song nhà nước và xã hội dân sự có vai trò quyết định.
Xây dựng lòng tin bằng cách hô hào, tuyên truyền chỉ là biện pháp nhất thời, không lâu bền. Tạo ra các cơ chế khuyến khích tạo dựng lòng tin và trừng phạt việc hủy hoại lòng tin mới là quan trọng nhất.
Xây dựng lòng tin trước hết phải ở sự nhất quán giữa lời nói và việc làm; và việc làm, hành động xây dựng, củng cố lòng tin mới là chính chứ không phải lời nói hay sự tuyên truyền.
Xây dựng lòng tin là việc khó, cần sự liên tục không mệt mỏi.
Những người có tiếng, các vị lãnh đạo, các cơ quan nhà nước, báo chí…, tức là những người có quan hệ với rất nhiều người, hay được nhiều người biết đến, nếu có hành động hủy hoại lòng tin thì tác hại rất lớn. Chính vì thế, họ cần thận trọng trong ứng xử đừng để lời nói, việc làm của mình hủy hoại lòng tin. Nó không chỉ có hại cho cả nước, mà còn làm hại chính mình: mất uy tín.
Bao nhiêu chuyện tham nhũng, tiêu cực, không nhất quán giữa lời nói và việc làm ở những người có chức có quyền, ở các cơ quan nhà nước và các tổ chức xã hội dân sự, đặc biệt trong báo giới là những nhân tố hủy hoại lòng tin nhiều nhất cần phải chấm dứt.
|
||||
Họ và Tên:* |
|
|||
Email:* | ||||
Tiêu đề :* |
|
|||
Ý kiến của bạn |
|
|||
|