Tuy nhiên, dữ liệu cập nhật của một số tổ chức đầu tư những ngày trước và sau Tết Nguyên đán cho thấy, Ngân hàng Nhà nước đã có một điều chỉnh đáng chú ý liên quan đến kỳ hạn trên thị trường mở.
Cụ thể, sau thông điệp “thắt chặt chính sách tiền tệ” mà một số tổ chức bình luận vào cuối tháng 10/2010 (Ngân hàng Nhà nước lần lượt rút bớt các kỳ hạn 14 ngày và 28 ngày), trên thị trường mở đã ghi nhận sự trở lại của kỳ hạn 14 ngày.
Đi cùng với điều chỉnh trên, nhà điều hành chính sách tiền tệ cũng tăng cường sự hỗ trợ thông qua lượng vốn bơm ròng khá mạnh.
Theo dữ liệu tổng hợp của một số tổ chức đầu tư trong nước và hãng tin kinh tế nước ngoài, ngay từ thời điểm 31/12/2011 đến tuần cuối tháng 1/2011, Ngân hàng Nhà nước liên tục duy trì trạng thái bơm ròng, đặc biệt trong các tuần kết thúc các ngày 21/1 và 28/1 với lượng bơm ròng lần lượt ở khoảng 23.000 tỷ đồng và 18.000 tỷ đồng.
Động thái trên được bình luận là một sự hỗ trợ kịp thời của Ngân hàng Nhà nước cho các ngân hàng thương mại nhằm đáp ứng nhu cầu vốn đáo hạn, thanh toán tập trung vào thời điểm trước Tết.
Nhu cầu vốn trên cũng thể hiện ở thực tế biến động của lãi suất giao dịch trên thị trường liên ngân hàng. Sau khi có xu hướng giảm đầu tháng 1/2011 (đặc biệt ở các kỳ hạn dài), lãi suất trên liên ngân hàng đã tăng mạnh trong nửa cuối tháng 1/2011; bản tin hỗ trợ nhà đầu tư của một số công ty chứng khoán đề cập đến lãi suất qua đêm với các mức cao lên tới 14%, 17% thậm chí đến 20%/năm.
Tuy nhiên, ở mức lãi suất giao dịch bình quân kỳ hạn qua đêm theo cập nhật của Ngân hàng Nhà nước, trong các ngày cuối tháng 1/2011, diễn biến khá ổn định và ghi nhận quanh mốc 13,5%/năm.
Điểm lại từ thời điểm cuối năm 2010 và đầu 2011, cũng như trước và những ngày sau Tết Nguyên đán, thị trường đã tránh được những cú sốc thanh khoản với sự leo thang, căng thẳng của lãi suất như từng diễn ra trong những năm gần đây.
Sự hỗ trợ nói trên của Ngân hàng Nhà nước là một yếu tố, và có thể hướng bơm ròng và điều chỉnh kỳ hạn trên thị trường mở chỉ mang tính thời điểm.
Tham khảo ý kiến của lãnh đạo một số ngân hàng thương mại lớn, tình hình vốn khả dụng hiện vẫn ổn định. Trong khi đó, các ngân hàng nhỏ lại vừa có thuận lợi từ kế hoạch tăng mạnh vốn điều lệ theo yêu cầu đảm bảo vốn pháp định. Với tình hình chung, sau Tết, áp lực lượng vốn rút ra khỏi ngân hàng đã giảm bớt; thanh khoản theo đó có thể sẽ tiếp tục được cải thiện.
|
||||
Họ và Tên:* |
|
|||
Email:* | ||||
Tiêu đề :* |
|
|||
Ý kiến của bạn |
|
|||
|