Người dân khi phát hiện trẻ có dấu hiệu mắc bệnh phải thông báo cho nhà trường và cơ sở y tế, đồng thời không cho trẻ đến lớp ít nhất 10 ngày kể từ ngày khởi bệnh và chỉ khi hết loét miệng, phỏng nước.
Phó giáo sư – Tiến sĩ Nguyễn Trần Hiển, Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho biết, các ca bệnh tập trung chủ yếu ở khu vực miền nam. Tại miền Bắc đã ghi nhận 14 ca bệnh tại 6 tỉnh.
Tay chân miệng là một bệnh nhiễm trùng thường gặp ở trẻ nhỏ. Người lớn ít mắc vì đã có miễn dịch. Dấu hiệu đặc trưng của bệnh là: sốt, đau họng, đau miệng, loét miệng với vết loét đỏ hay phỏng nước ở niêm mạc miệng, lợi, lưỡi, phát ban dạng phỏng nước ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, gối, mông.
“Hiện chưa thuốc điều trị đặc hiệu. Nếu có chỉ là điều trị triệu chứng như hạ sốt và giảm đau và uống nhiều nước”, tiến sĩ Hiển nói.
Cần lưu ý là có nhiều người nhiễm virus không triệu chứng nhưng vẫn là nguồn truyền nhiễm lan truyền bệnh.
Khi có các biểu hiện sốt cao (trên 39,5 độ C), biến chứng thần kinh hoặc tim mạch như đau dầu, cứng cổ, đau lưng, rung giật cơ, đi loạng choạng, ngủ gà, yếu liệt chi, mạch nhanh… thì phải đến ngay cơ sở y tế để khám phát hiện sớm và điều trị kịp thời.
Để phòng bệnh, người dân cần thực hiện tốt vệ sinh cá nhân, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, đặc biệt là ngay sau khi chăm sóc và vệ sinh cho trẻ. Làm sạch bề mặt và đồ vật (đồ chơi, quả đấm cửa…) bằng các thuốc sát khuẩn như chloramin B 2%, khử trùng dụng cụ sinh hoạt, nhà vệ sinh bị nhiễm chất tiết và bài tiết của bệnh nhân.
|
||||
Họ và Tên:* |
|
|||
Email:* | ||||
Tiêu đề :* |
|
|||
Ý kiến của bạn |
|
|||
|