Những biến động kinh tế cần lưu ý năm 2011

USD sẽ yếu đi trong 12 tháng tới vì Cục Dự trữ liên bang Mỹ tiếp tục thực hiện bước hai chính sách nới lỏng tiền tệ
Năm 2010 là thời gian luôn biến động với tỷ giá tiền tệ trên toàn cầu vì thế việc dự báo được tỷ giá tiền tệ 2011 có ý nghĩa quan trọng với mọi hoạt động kinh doanh đầu tư.

USD suy yếu

USD sẽ yếu đi trong 12 tháng tới vì Cục Dự trữ liên bang Mỹ tiếp tục thực hiện bước hai chính sách nới lỏng tiền tệ (có thể là đưa ra thị trường 500 tỷ USD mỗi quý và tổng cả năm là 2 ngàn tỷ USD) trong khi thị trường bất động sản chưa có nhiều khả quan, lòng tin của người tiêu dùng cũng ở mức thấp. Trái phiếu chính phủ chưa có khả năng tăng giá trị nhiều trên thị trường so với hiện nay, chính vì thế dự báo giá trị USD năm 2011 sẽ còn đi xuống so với các loại tiền tệ chính khác là Eur của Châu Âu, Yên của Nhật và Nhân dân tệ của Trung Quốc.

Hiện nay giới chuyên gia kinh tế ước tính Trung Quốc đang nắm giữ 1 ngàn tỷ USD bằng trái phiếu Chính phủ Mỹ và có khoảng 1 ngàn tỷ USD khác trên các thị trường tài chính và tất cả như là những nguy cơ ở miệng núi lửa nếu có điều gì xảy ra.

Cuộc khủng hoảng kinh tế tại một số quốc gia ở Châu Âu vẫn là mầm mống dẫn tới những cái chết bất ngờ cho các nền kinh tế có liên quan. Trái phiếu chính phủ của Ailen và Hy Lạp khó có thể trợ giúp được nhiều vì thực tế chúng có ít giá trị. Ngay cả Bồ Đào Nha tuy bé và đang có 6 tỷ đôla dự trữ bằng vàng cũng có thể gặp nguy hiểm. Năm 2011, không loại trừ Italia và Tây Ban Nha sẽ phải đương đầu với khó khăn về kinh tế và có thể sẽ bị đổ vỡ như hiệu ứng đôminô từ các quốc gia khác của Châu Âu. Một khi kịch bản này xảy ra thì kinh tế các châu lục khác ít nhiều cũng sẽ bị ảnh hưởng từ khủng hoảng kinh tế của Châu Âu vì ngày nay thế giới phụ thuộc và gắn kết chặt chẽ với nhau từng giây, từng phút.

Ba vấn đề đáng quan tâm

Thứ nhất, về việc tái cân bằng, quá trình phục hồi sau khủng hoảng kinh tế 2008 của thế giới đòi hỏi nhiều thời gian và 2011 vẫn nằm trong quá trình hồi phục toàn cầu. Tại Trung Quốc, mua sắm của người tiêu dùng sẽ đóng góp nhiều nhất vào tăng trưởng GDP, có thể tới hơn một nửa của tốc độ phát triển theo dự báo là 9% cho năm 2011. Trong khi đó ở Mỹ doanh số hàng hóa xuất khẩu sẽ đạt giá trị lớn và góp phần tích cực vào nâng cao GDP tăng trưởng làm cho 2011 là một năm phát triển tốt. Xét trên diện rộng thì hầu hết các quốc gia sẽ bớt sự mất cân bằng do hàng hóa xuất khẩu. Điều đó phản ánh sự tái cân bằng giữa tiêu dùng và xuất khẩu đối với các nước bị thâm hụt ngân sách cũng như các quốc gia thặng dư xuất khẩu hàng hóa. Vấn đề này sẽ dẫn tới hai điều, thứ nhất là nó đòi hỏi một sự chuyển đổi về nguồn lực gồm vốn là lao động từ sản xuất hàng hóa xuất khẩu sang làm hàng cho thị trường nội địa và ngược lại. Chuyện đó đòi hỏi thời gian vì thế sẽ có tác động tới tốc độ tăng trưởng, nhất là ở các nước kinh tế phát triển có thu nhập lao động cao. Thứ hai, vì vốn luôn nằm trong các lĩnh vực kinh tế phát triển nhất định nên sự thay đổi các ngành sản xuất có đóng góp lớn vào tăng trưởng kinh tế của mỗi nước đòi hỏi phải có các khoản đầu tư mạnh để mở rộng lĩnh vực đó mà điều này cũng không hề đơn giản.

Thứ hai, tái cấu trúc hệ thống tiền tệ. Sự kết hợp giữa tỷ lệ lạm phát thấp không mong muốn tại Mỹ, thiểu phát tại Nhật và khủng hoảng nợ công ngày càng tăng ở Châu Âu khiến cho ngân hàng trung ương của 10 quốc gia phát triển kinh tế nhất thế giới phải thúc đẩy thực hiện nhanh các chính sách tiền tệ trong năm 2011. Với tất cả các mức lãi suất gần như bằng không hiện nay tại các nền kinh tế lớn và chính sách nới lỏng tiền tệ đang được thực hiện tại 3 nền kinh tế lớn bậc nhất thế giới, có thể thấy các chính sách tiền tệ sẽ là nhân tố ủng hộ cho sự tái cấu trúc tiền tệ của kinh tế toàn cầu. Tất nhiên nhiều ngân hàng của các nền kinh tế mới nổi như Ngân hàng nhân dân Trung Quốc… sẽ tăng tỷ lệ lãi suất trong năm tới. Tuy nhiên việc siết chặt tiền tệ sẽ không được thực hiện ở tất cả các quốc gia nhằm tránh sự can thiệp, chặn đứng tăng trưởng kinh tế của từng nước. Như vậy ngoại trừ sự chặt chẽ về chính sách của các nền kinh tế mới nổi, nhìn chung các quốc gia khác sẽ thực thi chính sách nới lỏng tiền tệ để đảm bảo tốc độ phát triển.

Trong khi việc tái cân bằng và tái cấu trúc hệ thống tiền tệ là điều cần phải có đối với kinh tế và thị trường toàn cầu năm 2011 thì sự hòa giải, điều hòa với nhiều khoản nợ chính phủ là nhiệm vụ khổng lồ, cực lớn đối với nhiều chính phủ Châu Âu và nhiều châu lục khác. Đây cũng là nguồn nguy cơ tiềm ẩn khiến cho dẫn đến sự đi xuống của kinh tế thế giới trong tình huống xấu. Và đó là lời cảnh báo cho chính phủ tất cả các nước khi đương đầu với khó khăn kinh tế thế giới đang còn tiếp diễn.

Nguồn : DDDN
THAM GIA Ý KIẾN VỀ BÀI VIẾT TRÊN  
  Họ và Tên:*

  Email:*
  Tiêu đề :*

  Ý kiến của bạn